Du lịch - Khách sạn Việt nam thiếu lao động tay nghề

Du lịch - Khách sạn - Ẩm thực “đói” lao động tay nghề

Trong khi các ngành kế toán, quản lý điều hành, nhân sự, hành chính văn phòng, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng dư thừa nhân lực thì hàng loạt ngành nghề dịch vụ khác thiếu hụt nghiêm trọng lao động chất lượng cao có kiến thức và tay nghề.


Những năm gần đây, Du lịch – Khách sạn - Ẩm thực trở thành top ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt nam, giàu tiềm năng phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa. Mỗi năm, ngành Du lịch Việt nam cần thêm 40.000 lao động nhưng có đến 90% sinh viên có bằng cấp chuyên ngành Quản trị Khách sạn và đầu bếp tại Việt Nam vẫn đang xin việc. Một trong những nguyên nhân chính là do phần lớn chương trình đào tạo chưa sát với thực tế, không bắt kịp được với sự phát triển của thế giới. Doanh nghiệp đánh giá sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn thiếu kỹ năng để làm việc, đặc biệt là ngoại ngữ - yếu tố rất quan trọng với người làm du lịch.

Với ngành nghề này, học viên có hai lựa chọn, hoặc học tại các trường Đại học tổng hợp hoặc học tại trường Quốc tế chuyên ngành. Tuy là cùng một ngành học nhưng hai hệ thống trường lại có cách đào tạo khá khác biệt. Tại những trường Đại học tổng hợp, chương trình học sẽ thiên về giới thiệu tổng quan, nhiều khía cạnh liên quan đến ngành học, thậm chí cả kế toán, tài chính. Sinh viên sẽ có cái nhìn rộng hơn về ngành mình lựa chọn, tuy nhiên biết nhiều nhưng không sâu hẳn một mảng nào.

Ngược lại, tại những trường Quốc tế, giảng viên đều là những cá nhân xuất sắc nhất trong ngành, từ bếp trưởng cho tới giám đốc khách sạn. Điều này giúp đem lại cái nhìn thực tế cũng như kinh nghiệm lâu năm truyền đạt lại cho sinh viên.
 

Thiếu kỹ năng nghề là điều mà phần lớn nhân lực ngành Du lịch còn mắc phải. Việc “chọn mặt gửi vàng” nơi đào tạo chính là quyết định bước đầu vô cùng quan trọng.