Nhân sự Phú Quốc - Nguồn lao động Phú Quốc hiện nay ra sao???

Du lịch Phú Quốc và ‘cú ngược dòng ngoạn mục’

Từ một điểm du lịch biển nghèo nàn về dịch vụ, thiếu thốn cơ sở lưu trú và hạ tầng giao thông, Phú Quốc đã vươn lên ngôi vị mới trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng hạng sang trong khu vực và thế giới, nhờ sự xuất hiện của những công trình du lịch đẳng cấp.


“Người đẹp ngủ trong rừng”

“Hòn ngọc Châu Á”, “Top 10 hòn đảo nổi tiếng nhất hành tinh”- đó là những danh xưng mà cả thế giới đã dành cho Phú Quốc. Vậy nhưng nếu đến đảo Ngọc cách đây 5-6 năm, ít ai muốn quay trở lại. Chất lượng dịch vụ kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn đã khiến không ít du khách thất vọng. Họ thậm chí không thể ở đến ngày thứ ba vì phát chán với điệp khúc “tắm biển-ăn hải sản-ngủ”. Thứ sang chảnh duy nhất trên đảo là đi canô thăm thú các đảo hoang sơ ngoài khơi xa, hoặc lặn biển ngắm san hô. Nhưng nếu thời tiết đỏng đảnh thì cái thú vui đó là bất khả thi.

Vấn đề được xem là nguyên nhân khiến du lịch Phú Quốc “biết yếu, nhưng khó sửa” ở thời điểm đó còn nằm ở sự thiếu thốn trầm trọng của hệ thống lưu trú. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, cuối năm 2013, Phú Quốc đón khoảng 70.000 lượt khách mỗi tháng, song cả huyện đảo chỉ có khoảng 100 cơ sở lưu trú với 2.900 phòng, trong đó có khoảng hơn 900 phòng được xếp hạng sao để phục vụ du lịch (theo CBRE).

Sự thiếu thốn này khiến Phú Quốc trở nên lép vế với những thành phố du lịch biển miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang. Tình trạng thiếu phòng lưu trú thậm chí đã khiến ngành du lịch Phú Quốc phải cân nhắc lại những kế hoạch kéo khách đến hòn đảo.

 Cáp treo Hòn Thơm

Sự chuyển mình của đảo Ngọc đã khiến lượng khách đến trong hai năm trở lại đây tăng trưởng đột biến. Nếu như năm 2015 chỉ có 913.000 lượt khách tới du lịch Phú Quốc, thì đến năm 2016, con số này là gần 1,5 triệu. Năm 2017, Phú Quốc khiến các chuyên gia du lịch ngạc nhiên khi đón 2,7 triệu lượt khách. Và 6 tháng đầu năm 2018, hơn 1,6 triệu lượt khách đã “check-in” đảo Ngọc, tăng 126,5% so với cùng kỳ, cao gần gấp 3 lần tổng lượng khách đến Phú Quốc cả năm 2013.

 Chơi thể thao tại Phú Quốc 

Diện mạo xinh đẹp của Phú Quốc bây giờ không chỉ thu hút thêm mà còn thay đổi thị phần khách đến với đảo Ngọc. Số lượng khách quốc tế, đặc biệt là những thị trường khách cao cấp tới Phú Quốc ngày càng tăng. Lượng khách quốc tế đến Phú Quốc 6 tháng đầu năm 2018 tăng 170.9% so với cùng kỳ, đạt 281.688 lượt, tập trung ở các thị trường: Thụy Điển tăng 324%, Anh tăng 238.7%, Pháp tăng 170.8%, Đức tăng 126.5%... Điều này, vài năm trước thôi với Phú Quốc vẫn mới chỉ là ước mơ.

Bài toán khó Nhân sự Phú Quốc:

Vinpearl Phú Quốc dự kiến đến cuối năm nay có nhu cầu tuyển dụng lao động lên tới hàng ngàn người, khi hàng loạt dự án khách sạn, resort và khu nghỉ dưỡng sắp đi vào hoạt động khiến nguồn nhân lực làm du lịch Phú Quốc càng trở nên khan hiếm hơn.

Theo khảo sát sơ bộ Đảo ngọc Phú Quốc đang thiếu nguồn nhân lực khiến ngành Du lịch tại đây đang khởi sắc có khả năng sẽ bị “khựng” lại.

“Lò” đào tạo bất đắc dĩ


Ông Phùng Xuân Mai, tổng giám đốc điều hành resort bốn sao Sài Gòn - Phú Quốc, cho biết do doanh nghiệp dịch vụ khách sạn đi vào hoạt động gần như sớm nhất trên đảo Phú Quốc nên nơi đây nghiễm nhiên trở thành “lò” cung cấp nhân lực cho các resort, khách sạn ra sau. Tính đến nay Sài Gòn - Phú Quốc đã có 18 nhân sự quản lý trung, cao cấp chuyển sang doanh nghiệp khác. “Mỗi khi có một khách sạn, resort mới khai trương thì y như rằng chỗ tôi bị mất người. Mất nhân viên bình thường không sao, nhưng mất quản lý cấp cao là một tổn thất rất lớn đối với chúng tôi” - ông Mai chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Cúc, trưởng phòng nhân sự Resort 4* Phú Quốc, để đào tạo được một nhân sự quản lý từ trung cấp trở lên tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Cụ thể, một nhân viên bình thường tuyển dụng vào resort tối thiểu phải qua hai tháng thử việc và học việc. Sau đó tùy theo quá trình làm việc mà nhân viên sẽ được tái đào tạo tại chỗ, hoặc đưa đi đào tạo nâng cao trong nước rồi mới tới đào tạo ở nước ngoài. Theo tính toán sơ bộ, để có được một nhân sự từ cấp phó bộ phận trở lên phải tốn ít nhất hai năm với khoản chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.
 

Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch Kiên Giang, tính đến cuối tháng 4/2014, toàn đảo Phú Quốc có 2.738 phòng lưu trú với tổng số lao động du lịch 2.057 người (tương đương gần 0,75 người/phòng) trong khi tiêu chuẩn chung 1 phòng cần có 1,3-1,8 lao động. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực khiến mỗi khi các doanh nghiệp lưu trú tiêu chuẩn 4-5 sao sắp sửa khai trương lại gấp rút tuyển dụng rồi tự đào tạo nhân viên phục vụ.

Ông Trần Đạt Duy, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cho biết “Trong kinh doanh và phát triển du lịch, yếu tố con người quyết định tới 80% sự thành công. Anh có thể đầu tư nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí hiện đại, nhưng nếu không có con người thì giá trị của cơ sở vật chất chỉ đơn thuần là giá trị tài sản địa ốc, không thể tạo ra giá trị gia tăng mang đặc trưng ngành du lịch được”.

Mạnh ai nấy lo

Để giải “cơn khát” nhân lực làm du lịch, ông Mai cho biết resort Sài Gòn - Phú Quốc đã đầu tư trang bị hai phòng học quy mô nhỏ và vừa ngay trong khuôn viên. Ngoài chuyện trang bị kiến thức, kỹ năng cho nhân viên của mình, resort này cũng phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Quốc đào tạo nhân viên cho các doanh nghiệp du lịch khác. Tuy nhiên theo ông Trần Đạt Duy, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, đây chỉ là giải pháp mang tính “chữa cháy”. “Ngay việc các doanh nghiệp lưu trú tiêu chuẩn bốn sao, năm sao sắp sửa khai trương mới gấp rút tuyển dụng rồi đào tạo nhân viên phục vụ đã thể hiện rõ tính cấp bách của vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực” - ông Duy nói.


Thông tin từ Công ty CP Vinpearl Phú Quốc (thuộc Tập đoàn Vingroup) cho biết để phục vụ khách sạn tiêu chuẩn năm sao 500 phòng sẽ khai trương vào cuối năm nay, doanh nghiệp này cần tới 1.500 lao động. Đến nay, sau hai đợt phối hợp với Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang phỏng vấn sàng lọc chỉ mới tuyển dụng để đào tạo được 220 nhân viên. Ông Hồ Minh Triết - hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang - cho biết việc Công ty CP Vinpearl Phú Quốc ký kết với nhà trường để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mở ra một hướng đi rất mới trong việc giải bài toán nhân lực cho du lich Phú Quốc.

Ông Phùng Xuân Mai cho rằng sau nhiều năm đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng, cơ sở hạ tầng của đảo Phú Quốc đến nay có thể nói đã cơ bản hoàn thiện với sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, điện lưới quốc gia, đường giao thông quanh đảo, đường trục chính nam - bắc đảo... Những yếu tố nêu trên sẽ giúp nhiều dự án đầu tư xây dựng khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp tăng tốc triển khai, đồng thời cũng thu hút một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế. Nếu không có đủ nguồn nhân lực, nhiều khả năng du lịch Phú Quốc sẽ khựng lại và đây là điều rất không nên xảy ra.

Nguồn: vietnamnet & tổng hợp bổ sung
=====================================
Tag: Nhân sự Phú Quốc, Tìm hiểu về nguồn Nhân lực Phú Quốc, Lao động tại Phú Quốc có thật sự khan hiếm???. Lời giải nào cho Bài toán thiếu hụt nguồn Nhân sự trung cao cấp tại Phú Quốc?, Hiện trạng nguồn Nhân lực tại Phú Quốc hiện nay ra sao?....Du lịch Phú Quốc, Hoạt động kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng tại Phú Quốc liệu có chịu ảnh hưởng từ áp lực Nguồn nhân lực?... Giải pháp nào cho nguồn Nhân sự tại Phú Quốc???