Housekeeping - Nghề Buồng phòng - Có thể bạn chưa biết ?!

Housekeeping (HK) – Bộ phận buồng phòng khách sạn, những con người thầm lặng luôn giữ khách sạn trong trạng thái sạch sẽ và tinh tươm tại mọi thời điểm. Thế nhưng, ít ai hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của họ. Thậm chí không ngại tạt những xô nước lạnh lên nghề HK:
“Dọn dẹp thôi, ai mà chả làm được”

“Cái X con bà Y làm HK đấy, chắc không học hành đàng hoàng mới phải làm nghề này”

“Nói HK cho sang miệng chứ khác gì con ở, osin đâu”

Không chỉ người ngoài nghề khinh thường, miệt thị, có đôi khi chính những người trong nghề cũng có tư tưởng rằng nghề nghiệp của mình thấp kém, chả bằng ai.

Hãy dẹp ngay những ý nghĩ sai lệch đó!

Sau khi anh/chị nhìn những hình ảnh, đọc những câu chuyện dưới đây mà vẫn những suy nghĩ trên… thôi thì chúng ta cũng không nhất thiết phải cãi vã vì không cùng quan điểm.

Một điều nữa, những hình ảnh được sử dụng trong bài viết với cấp độ tăng dần, hãy dừng lại ngay khi bạn cảm thấy chúng đã chạm tới “giới hạn” của bản thân.

HÃY CÂN NHẮC KỸ TRƯỚC KHI ĐỌC!

1. KHÁCH SỬ DỤNG KHĂN, ÁO TẮM NHƯ GIẺ LAU

“Ui giời, khăn này bao nhiêu người dùng qua rồi, chắc gì đã sạch. Mang đi lau giày, dép thì cũng chả bẩn hơn bao nhiêu.”

“Mình mất tiền thuê phòng, thuê dịch vụ, mình dùng thế nào là quyền của mình chứ”.
 

Và rồi các “Thượng Đế” đã làm như thế. Thậm chí có khách hàng còn dùng khăn tắm như.. giấy vệ sinh.

2. BIẾN PHÒNG NGỦ THÀNH PHÒNG “TIỆC”

Giấu bia, nước ngọt, đồ ăn,.. trong balo, mở tiệc giữa đêm khuya và để lại “chiến trường”. Chưa kể nhiều khách hàng còn thích tạo cảm giác hồi hộp như “đi tìm kho báu” cho HK khi dấu rác ở mọi ngóc ngách trong phòng (cửa sổ, minibar, góc tủ, toilet,..).
Sự vui vẻ của các “Thượng Đế” là mồ hôi, nỗi ê chề của toàn thể HK.
Để biến những “bãi rác” này thành căn phòng sạch sẽ, thơm tho, các nhân viên HK thậm chí phải dành ra gấp 3-4 lần thời gian dọn dẹp với các phòng khác. Chưa kể, có những khách hàng say sỉn còn nôn, ói bừa bãi. Và những thứ mùi “cứng đầu” này chả chịu biến mất dễ dàng. Thế là lại một vòng quy trình khử mùi công phu tiếp diễn.

Đồng nghiệp của tôi đã từng gặp một trường hợp như sau: “Một khách nam sau khi say rượu, nôn đầy phòng tắm khách sạn. Vì không muốn chịu đựng mùi khó ngửi do chính mình gây nên, anh ta yêu cầu lễ tân đổi phòng. Cái tắc trách là lễ tân không hề hỏi lý do vì sao, cũng không kiểm tra tình trạng phòng trước khi chuyển phòng cho khách. Và nghiễm nhiên, ngày hôm sau khi HK kiểm tra, chỉ biết khóc ròng trước “bất ngờ” mà khách hàng để lại.”

Làm khách sạn, bạn hoàn toàn không thể lường trước, rằng khi nào thì khách hàng sẽ nổi hứng và gây bất ngờ. Như trường hợp dưới đây chẳng hạn.


Chắc vị khách này thích … tiệc tùng dưới nước?

3. CHIẾN TRƯỜNG “YÊU”

Vẫn biết “yêu” là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, nhưng tình trạng thế này là quá đủ và khiến nhiều HK tương lại chùn bước.

Câu chuyện thực tế của một “Housekeeping thực tập” được ghi lại trong một khách sạn: “Biết là phải chiều khách, vì mình làm dịch vụ nhưng thế này là quá đáng lắm luôn. Nghĩ mà cay ứa nước mắt luôn ấy! Than thở thế thôi, chứ việc mình mình làm. Chỉ muốn nói rằng vài trăm nghìn quý thật đấy nhưng có phải bố mẹ người ta đâu. Dù gì cũng nên có ý thức về mấy vấn đề tế nhị này chứ. Gái chưa chồng nên rất là ghê đấy ạ!”
Chiến trường sau khi “yêu” của khách với nhiều chứng cứ khiến người ta dù không muốn biết cũng khó.

Nếu chỉ với nhiêu đây bạn đã nhăn mày, lắc đầu thì xin thưa, chúng chỉ là “vặt vãnh” với các HK đã có tuổi nghề lâu dài.

“Thế này còn hơn là khách dấu đi em ạ. Có khách dùng xong ném lên cục lạnh điều hòa, nhân viên không biết để mấy ngày phòng bốc mùi, khóa cửa xử lý mùi nguyên một ngày.”

“Ngày xưa đi thực tập HK, lụm BSC mỏi tay.”

4. VỆ SINH BẤT CHẤP NƠI CHỐN

Đây thật sự là nỗi ám ảnh và khiếp sợ của tất cả các HK. Không ai thật sự muốn dọn dẹp những “chất thải” bẩn và bốc mùi, dù cho chúng có là của “Thượng Đế” đi chăng nữa.
 

5. CHÊ ỎNG CHÊ EO NHƯNG CHỈ CÓ HK MỚI LÀM NÊN NHỮNG “KIỆT TÁC” NÀY

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Dù bạn làm ở bất cứ bộ phận nào của khách sạn, đều có những nỗi vất vả, tủi nhục của nghề. Quan trọng là luôn giữ được đam mê và cái nhiệt huyết như “thuở hàn vi” khi mới chập chững vô nghề.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!